Để cây mai ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Lưu ý về nhiệt độ và đất trồng
Đầu tiên khi trồng bất cứ loại cây gì thì đây cũng là hai yếu tố hàng đầu bạn cần lưu ý và không thể bỏ qua. Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết rất quan trọng ở nhiệt độ và đất trồng vì đây là hai yếu tố quan trọng.
- Về nhiệt độ: Bạn phải đảm bảo rằng mai đang được chưng ở nơi có nhiệt độ thích hợp cho sự kích thích phát triển và ra hoa đúng độ. Nhiệt độ phù hợp và tốt nhất cho mai nằm trong khoảng 25-30 độ C. Vì vậy bạn cần lưu ý để không nóng quá kích mai ra hoa sớm hoặc lạnh quá sẽ khiến hoa nở muộn.
- Về chuẩn bị đất để trồng hoa Mai như thế nào là hợp lý chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn cần chuẩn bị đất nằm ở vùng thấp tơi xốp, dồi dào chất dinh dưỡng và đảm bảo đất không bị ngập úng (tạo rãnh).
Tìm hiểu Kỹ thuật trồng mai vàng, quy trình trồng mai vàng, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia
2. Biện pháp tuốt lá mai:
Một trong những điều hết sức quan trọng cần lưu ý trong cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết đó chính là biết cách tuốt lá và tuốt lá đúng thời điểm. Mai là loại cây chỉ nở hoa khi bạn đảm bảo tuốt bỏ hết các loại lá già. Thông thường mai tự rụng lá vào mùa đông và bắt đầu lập xuân. Khi lá già rụng thì mầm hoa bung lớp vỏ trấu kích thích nụ xanh nở rộ khoảng 1 tuần sau khi bung lớp trấu. Chính bởi vậy việc tuốt lá đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thích hoa ra đúng độ tết. Thời gian bạn thực hiện việc tuốt lá phù hợp nhất nằm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch. Bạn cần xác định thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch thì hoa mới nở đúng độ được vào đúng ngày tết. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất cần lưu ý hình dạng mầm hoa (nút) với hình dạng nhỏ và khi sinh trưởng đủ s giống như quả trứng cùng khoảng 2 – 3 vỏ trấu ở bên ngoài. Lúc này bạn có thể tuốt là khoảng từ 13 – 14 ngày.
Thứ hai cần dựa vào yếu tố thời tiết tại thời điểm hiện tại để tuốt lá. Nếu thời tiết nóng với nắng thì sẽ kích thích hoa nở sớm hơn thông thường. Ngược lại nếu thời tiết lạnh thì hoa sẽ bị kìm hãm sự phát triển và ra hoa muộn hơn. Chính vì vậy bạn cần căn cứ điều này để tuốt lá kích hoa ra đúng độ tết.
Thứ ba bạn cần hiểu được sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu đó là cây mạnh với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt thì thường ra hao sẽ chậm hơn so với các cây còn lại. Chính vì vậy đối với những loại cây này bạn cần tiến hành tuốt lá sớm hơn sự tính. Ngược lại nếu cây sinh trưởng và phát triển kém hơn thì nên tuốt lá muộn hơn dự tính.
Thứ tư, cần căn cứ vào giống mai khác nhau mà tuốt lá cho đúng thời điểm cho hoa ra đúng độ. Thông thường mai canh thường nởi sớm hơn giống mai giảo khoảng từ 2 ngày đến 3 ngày hoặc mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo khoảng 2 – 3 ngày. Bên cạnh đó mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.
3. Cách xử lý cho mai ra hoa sớm:
Nếu trong trường hợp mai có thể ra sớm với dấu hiệu lá mai già nhưng nụ mai vẫn còn hơi nhỏ so với bình thường thì đây là loại mai có thể nở sớm trước tết. Chính vì vậy bạn cần tuốt lá sớm trước so với quy định khoảng từ ngày 10 – 12 tháng Chạp là vừa. Bên cạnh đó bạn cần kết hợp với nghỉ tuowi nước 1 ngày. Thay vì tưới nước thì nên tưới phân phân NPK pha 10 g cho 8 lít nước với thời gian tới khoảng 5 ngày/ 1 lần. Nếu đến 23 tháng chạp hoa có dấu hiệu nụ hoa bung vỏ trấu thì tin mừng cho bạn là hoa sẽ nở đúng Tết.
nếu bạn tuốt lá trễ hoa sẽ không ra đúng chính xác vào dịp tết. Để cứu vãn cho trường hợp này bạn có thể áp dụng một số biện pháp kích thích hoa ra sớm như:
Phun ướt những mầm hoa trong điều kiện thời tiết trời nắng c
Tưới nước ấm vào gốc khi trời có dấu hiệu lạnh
Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc cây mai
Tưới rửa nụ và búp hoa vào thời điểm lúc sáng sớm
Ngắt đọt non
Sử dụng một số loại thuốc kích hoa ra sớm.
4. Cách xử lý cho mai ra hoa muộn:
Trong trường hợp ngược lại với dấu hiệu hoa có thể nở sớm như trên thì hoa cũng có thể có dấu hiệu nở muộn với biểu hiện lá mai vàng úa và nụ mai đã khá to. Trong trường hợp này bạn cần tuốt lá muộn hơn dự kiến vào khoảng ngày 20 tháng chạp là vừa. Cũng tương tự với cách kích hoa nở sớm là ngưng tưới 1 này và tưới thêm phân NPK 5-0-2 hoặc phân lạnh urê pha loãng. Điều này sẽ rất hiệu quả trong việc hãm hoa mai ra sớm. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng biện pháp tưới phân loãng để kích thích hoa nở muộn hơn lại, kìm hãm sự phát triển của hoa mai. Công thức pha thuốc loãng là 1 muỗng cà phê phân urê pha cùng 8 lít nước và tưới với mật độ 5 ngày tưới một lần.
Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết được chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp cây mai nhà bạn ra hoa vàng rực rỡ đúng độ những ngày tết giúp không khí gia đình phấn khởi vui tươi hơn bao giờ hết với sắc xuân ngập tràn.
5. Lưu ý khi chưng mai trong những ngày tết:
Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.
Xem thêm Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc mai vàng ngày tết bằng chậu
6. Chăm sóc mai sau tết:
Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Bón phân NPK cho mai, tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới.
Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ:
Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.
- Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở.
Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.
Bài viết liên quan Hướng dẫn kỹ thuật tạo dây uốn mai vàng đẹp nhất
Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần.
Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai.
Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. Về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).